Những món ăn truyền thống ngày Tết Việt Nam
Mâm cỗ những ngày Tết cũng cần phải được chuẩn bị vô cùng thịnh soạn, đầy đủ. Tết đến mọi người sum vầy bên nhau, món ăn ngày Tết truyền thống không chỉ thể hiện cho sự no ấm, hạnh phúc mà còn mong ước có một năm mới đầy đủ và phát đạt.
MỤC LỤC [Hiện]
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Chỉ cần nhắc đến câu đối ấy thôi là cả không khí Tết bỗng ùa về. Những món ăn truyền thống trong ngày Tết của Việt Nam không phải cao lương mỹ vị mà là những món ăn hết sức dân giã, bình dị.
Năm 2024 là năm Giáp Thìn, linh vật đại diện cho năm là chú Rồng vàng mang ý nghĩa thành công, may mắn
Cùng Golden Gift Việt Nam điểm danh một số món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Việt nhé!
Món ăn ngày Tết miền Bắc
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ danh sách các món ăn ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam tại ba miền Bắc – Trung – Nam để các bạn tham khảo.
Bánh Chưng, bánh Tét
Món ăn đầu tiên không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam chính là bánh Chưng (ở miền Nam là bánh Tét).
Bánh Chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Với đôi bàn tay khéo léo, các bà, các mẹ gói thành từng chiếc bánh vuông vức. Bánh chưng luộc càng lâu, bánh càng rền và ngon hơn. Hình dạng vuông vức của bánh Chưng tượng trưng cho đất, bắt nguồn từ truyền thuyết Lang Liêu thời Hùng Vương thứ 16 sáng tạo ra bánh Chưng, bánh Dày.
Dưa hành
Sau bánh Chưng, dưa hành chính là món truyền thống trên mâm cơm ngày Tết. Dưa hành với đủ vị chua, cay, mặn sẽ giúp cân bằng và hài hòa các món ăn nhiều thịt và dầu mỡ trong ngày Tết.
Cách làm dưa hành cực kỳ đơn giản và thuận tiện. Nguyên liệu chính là củ hành già và chắc. Hành được cắt bỏ phần đuôi, chỉ chừa lại phần củ trắng tròn và rễ rồi ngâm vào nước tro 2 ngày 2 đêm. Sau đó, vớt hành để ráo, cắt bỏ rễ, lột vỏ và xếp hành vào hũ, rải muối. Bí quyết để hành giòn và ngon hơn là bỏ một lớp mía chẻ mỏng vào hũ hành. Sau 2 tuần vớt hành ra, đổ nước dấm đường nấu để nguội vào. 3 ngày sau, thành phẩm dưa hành đã ra lò.
Mâm cơm truyền thống ngày Tết Việt gói gọn cả tinh hoa của đất trời cùng đôi bàn tay khéo léo của người “người đầu bếp” tài hoa
Giò nạc/chả lụa
Giò nạc là tên gọi ở miền Bắc, còn miền Nam được biết với cái tên chả lụa. Đây là món ăn thường xuyên xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết, các bữa tiệc quan trọng hay bữa ăn thường ngày của bất kỳ gia đình nào.
Giò nạc được làm từ 3 nguyên liệu chính: thịt nạc thăn giã nhuyễn cùng nước mắm ngon gói trong lá chuối xanh, luộc chính. Thành phẩm là những khoanh giò trắng đậm mùi hương thịt xay, thơm ngon và bổ dưỡng.
Nem rán
Nem là món ăn không chỉ được người Việt yêu thích mà ngay cả thực khách nước ngoài cũng phải lòng ngay từ lần đầu thưởng thức. Món nem thơm giòn chấm với nước mắm pha chua ngọt dù có ăn nhiều mấy cũng không tạo cảm giác ngán trong mấy ngày Tết.
Nem được làm từ thịt lợn băm nhuyễn, trứng gà hoặc trứng vịt, miến, mộc nhĩ, các loại rau củ như cà rốt, su hào, rau mùi,… Trộn đều các nguyên liệu cùng gia vị, gói trong bánh đa (bánh tráng) vừa ăn rồi đem rán vàng.
Gà luộc
Mâm cơm cúng đêm Giao thừa không thể thiếu đi gà trống luộc nghi ngút hương thơm. Với những ý nghĩa phong thủy của gà, người ta tin rằng con vật này sẽ báo hiệu một năm mới khởi đầu thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt
Bên cạnh những món ăn kể trên, ở mỗi vùng miền, tỉnh thành Việt Nam lại có những món ăn truyền thống ngày Tết đặc trưng riêng. Tất cả đã làm nên hương vị ẩm thực Việt đa dạng và đặc sắc, để mỗi người con khi đi xa đều không quên bữa cơm gia đình ngày Tết.
Món ăn ngày Tết miền Nam
Bánh Tét
Ở miền Bắc có bánh Chưng thì miền Nam có bánh Tét. Bánh được làm từ nhiều loại nguyên liệu: lá cẩm, gạo nếp, dừa nạo, đậu đen, đậu đỏ… tạo ra những hương vị khác biết. Bên cạnh đó nhiều người còn tạo hình hoa mai hay các chữ Phúc Lộc Thọ để mang lại may mắn trong ngày Tết.
Bánh tét là món bánh truyền thống, không thể thiếu của mỗi mâm cơm cúng ông bà ngày Tết của người miền Nam.
Thịt kho tàu
Trong những ngày giáp Tết và ngày Tết thì thịt kho tàu là một món ăn yêu thích của người dân Miền Nam. Món kho tàu có hương vị đặc trưng khi thịt được nấu nhừ cùng trứng với màu cánh gián của nước sốt. Thịt kho tàu cũng mang ý nghĩa sung túc, đủ đầy trong năm mới.
Món thịt kho lạt này cũng là mong ước của người nông dân luôn có nước lợ để tẩy rửa được vị mặn của đồng chua, giúp mùa màng bội thu.
Dưa món
Dưa món là món ăn kèm theo bánh Tét là sự kết hợp hoàn hảo thường có trong các bữa ăn Tết của người Miền Nam. Dưa món bao gồm nhiều loại củ: củ cải, cà rốt, quả đu đu xanh, củ kiệu, … được chế biến kỹ rồi ngâm cùng nước mắm tạo nên hương vị đặc trưng, ăn cùng bánh Tét không bị ngấy.
Dưa món hấp dẫn bằng nguyên liệu đu đủ và cà rốt
Củ kiệu tôm khô
Củ kiệu tôm khô ở miền Nam không ăn với bánh tét mà trở thành một món riêng ngày Tết. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô, rắc thêm miếng đường cát, khi ăn có đủ vị chua ngọt, dai giòn rất ngon lành.
Không những có hương vị hấp dẫn, món ăn này còn giúp mâm cơm ngày tết trở nên nổi bật và đặc sắc.
Canh măng khô hầm xương
Canh măng khô hầm Xương là món “mặn” không thể thiếu, kết hợp cùng với món thịt kho tàu là chuẩn vị cho bữa cơm Tết miền Nam. Canh măng khô hầm Xương cung cấp nhiều chất xơ cùng vitamin cho cơ thể con người, vị đậm đà thơm ngon đã trở thành đặc trưng ngày Tết nơi đây.
Canh măng hầm xương chuẩn vị "Tết"
Nem rán chua ngọt
Nem rán chua ngọt là món ăn ngày tết miền Nam này rất phổ biến và hầu như không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Nam. Đây cũng là món ngon được phổ biến trên cả nước và hầu như vùng nào cũng có. Ở miền Nam, món này có vị thơm ngon, chua ngọt đặc trưng.
Chả Lụa
Chả lụa là món ăn đặc trưng của ngày Tết cổ truyền. Người miền Nam cũng rất yêu thích món ăn này. Bởi vậy, chả lụa được chế biến thơm ngon trong những tiệc đãi khách ngày Tết.
Chả lụa được sắc thành từng lát nhỏ chắm với muối tiêu chanh, ngoài ra còn có thể chiên, luộc, sốt cà chua cũng đậm đà hương vị,….
Canh khổ qua
Với người miền Nam thì Canh khổ qua hay canh mướp đắng ăn trong ngày Tết không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn có ý nghĩa độc đáo. Theo quan niệm của người dân thì ăn canh khổ qua hi vọng sẽ xóa tan những khổ cực của năm cũ, đón sự may mắn, tốt đẹp trong năm mới.
Món ăn với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua.
Chả giò
Chả giò cùng với chả lụa là món ăn ngày tết Miền Nam không thể thiếu. Những miếng chả được gói nhân thơm ngon trong chiếc bánh đa giòn rụm, khi ăn cảm giác bùng nổ hương vị. Bởi vậy, bạn sẽ nhớ mãi nếu một lần được thưởng thức món chả giò trong ngày tết ở miền Nam.
Chả giò thơm ngon, giòn rụm
Lạp xưởng
Lạp xưởng là món ăn phổ biến vào ngày Tết ở miền Nam. Lạp xưởng trong Nam có nhiều loại như lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm... được làm từ nhiều địa phương ở miền Tây.
Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng ngon để ăn và đãi khách luôn là ưu tiên hàng đầu của người dân nơi đây.
Món ăn ngày Tết miền Trung
Bánh tét
Bánh tét miền Trung có hương vị khác với bánh tét miền Nam. Không quan trọng nhiều màu sắc, đôi khi cũng chẳng cần có nhân, bánh tét miền Trung đơn giản nhưng đầy đủ hương vị Tết.
Hầu hết, mỗi gia đình miền Trung chỉ làm mấy đòn bánh Tét có nhân, còn lại để không dễ bảo quản. Ra năm mới, họ chiên lên ăn kèm cùng dưa món đậm đà đúng vị.
Mứt gừng
Mứt gừng là một đặc sản miền Trung với sự cay nồng, ngọt ngào.Dưới cái tiết trời se lạnh của ngày tết, mưa phùn phất phơ, ngậm một miếng mứt gừng cay cay, nhâm nhi tách trà nóng, thưởng thức đầy đủ hương vị Tết cổ truyền.
Mứt gừng với hương vị đậm đà ngày Tết miền Trung
Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai là món ngày Tết không thể thiếu của người dân miền Trung. Những ngày cận Tết, ghé vài phiên chợ quê, bạn sẽ thấy bánh ít lá gai được bày bán khắp nơi.
Bánh dẻo mịn của nếp mới, hòa lẫn vị ngọt của đường đen và đỗ xanh, thơm vị lá gai, có dừa dai giòn sần sật nên rất được lòng khách đến.
Dưa món
Dưa món kết hợp cùng bánh tét thơm ngon, đậm đà đúng vị. Dưa món được làm từ đu đủ xanh, cà rốt, hành kiệu, ớt, tỏi… ngâm với nước mắm ngon. Dưa thường được muối trước tết, ăn trong những ngày tết và ra tết cùng bánh Tét để đỡ ngấy và ngon hơn.
Gà bóp
Gà bóp hay còn gọi là món gà luộc xé phay. Thường sau khi cúng gà , người ta sẽ xé phay, thêm ít hành tây cắt sợi, ít rau răm, chút tiêu, muối bóp đều cho ra dĩa.
Đây là là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của miền Trung. Bên cạnh đó, phần xương sẽ được nhiều gia đình mang nấu cháo trắng, ngon đến lạ kỳ.
Chè kê, chè đậu xanh
Nếu đến miền Trung ngày Tết, bạn hãy thử thưởng thức món chè kê “huyền thoại” được nhiều người khen nức nở. Chè kê được nấu từ hạt kê, thêm ít đậu xanh, đường, gừng. Đặc trưng của món này là không mịn như chè đậu xanh nhưng lại không quá ngọt như các chè khác mà sẽ sần sật của hạt kê.
Món ăn đặc trưng của người miền Trung ngày Tết
Giò bò
Khác với Miền Bắc, Nam thường dùng giò lợn thì miền Trung có món giò bò thường được bày biện trong mẫm cỗ ngày Tết. Đây cũng là món đặc sản của vùng Đà Nẵng, mùi vị riêng biệt, giòn dai, có chút cay nồng hấp dẫn người ăn.
Củ cải kho thịt heo
Củ cải kho thịt heo là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung. Vị ngọt thanh của củ cải khi kết hợp với vị bùi béo của thịt ba chỉ tạo nên món ăn ngon miệng, thơm lừng. Ngoài ra, đây là món ăn "chống đói" được nhắc với nhiều kỷ niệm.
Món ăn ngon miệng và rất ngon cơm
Măng hầm
Măng hầm của miền Trung có đặc trưng là sử dụng măng khô. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị dai giòn mà chỉ có măng khô mới có. Món ăn này thường được người Miền Trung sử dụng trong ngày Tết, ăn cùng với giò bò và các đồ ăn mặn khác.
Miến xào
Miến xào là món ăn "giải ngấy" trong những ngày tết ở miền Trung. Giữa rất nhiều món ăn béo thì miến xào được chế biến với đậu cove, cà rốt, nấm hoặc bất cứ thứ gì họ cho là hợp lý và ngon... Thông thường, rau củ quả sẽ được kết hợp nhiều nhất.
Miến xào - món ăn gây "nghiện" ngày Tết
Quà tặng ngày tết ý nghĩa
Từ lâu, hình ảnh của những đôi đũa đã trở thành vật dụng không thể thiếu của mâm cơm Việt. Những ngày Tết, đôi đũa lại càng trở nên ý nghĩa, ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hóa của người Việt.
Đôi đũa luôn có đôi, có cặp, là biểu tượng của sự sum vầy, gia đình quây quần và hạnh phúc. Với ý nghĩa đó, các nghệ nhân của Golden Gift Việt Nam đã tạo nên bức tranh Đôi đũa mạ vàng gắn hoa mai như một lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất đến mọi gia đình Việt.
Chủ đề liên quan những món ăn truyền thống trong ngày Tết
Ẩm thực truyền thống ngày Tết Việt Nam
Những món ăn ngày tết truyền thống
Mâm cơm truyền thống ngày Tết
Tranh đôi đũa mạ vàng
Thế Hùng/Golden Gift Việt Nam