Giỏ hàng

Ý nghĩa thành ngữ Nhật Bản: Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu

Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu là một câu thành ngữ ở Nhật Bản – 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな. 

MỤC LỤC [Hiện]

    Nếu có dịp tìm hiểu về văn hóa xứ Phù Tang (quê của loài hoa anh đào) có thể bạn sẽ biết đến câu thành ngữ nổi tiếng của đất nước này: 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな, dịch qua tiếng Việt: Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu

    Lúa vốn không phải là một loại thực phẩm nổi tiếng của Nhật Bản nhưng người dân nước này lại có một câu thành ngữ liên quan đến cây lúa, điều này chắc có lẽ  sẽ khiến nhiều bạn ngạc nhiên. Nhưng theo nhiều tài liệu lịch sử nghiên cứu cho thấy, câu thành ngữ này là kết quả của việc người Nhật đã kinh qua rất nhiều biến cố trong lịch sử phát triển. Cùng Golden Gift Việt Nam suy ngẫm và học tập theo câu thành ngữ này nhé.

    Ý nghĩa bông lúa chín là bông lúa cúi đầu

    Trên thực tế, Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu không phải bắt nguồn từ xứ Phù Tang, mà nó xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng vì câu thành ngữ này được người Nhật yêu chuộng và họ ứng dụng trên mọi lĩnh vực trong thực tiễn, là câu thành ngữ được người Nhật thuộc nằm lòng ngay từ tấm bé. Chính vì vậy, câu thành ngữ này lâu dần trở thành văn hoá ứng xử không thể thiếu của đất nước hoa anh đào.

    Trở lại với ý nghĩa câu thành ngữ Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu, chúng ta có thể hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đối với người Việt, ai cũng biết rõ về hình ảnh cũng như đời sống của cây lúa nước. Khi lúa ra bông thì nó vẫn vươn thẳng lên, đến khi bông lúa có hạt thì bắt đầu trĩu dần xuống và đến khi lúa đã chín vàng cũng là lúc bông lúa nặng nhất và bị trĩu xuống chứ không thể đứng thẳng như ban đầu. 

    => Xem thêm: Quà tặng người Nhật Bản

    Hiểu theo một nghĩa khác, hình ảnh bông lúa chín thể hiện hình ảnh cũng như văn hoá ứng xử của người Nhật: đó là sự khiêm tốn và cúi đầu chào hỏi. Người Nhật vốn nổi tiếng với sự khiêm tốn. Nó được hình thành từ ngày trong mỗi gia đình, trong môi trường giáo dục cho đến môi trường công sở. Ngay từ nhỏ, người Nhật vẫn luôn dạy con cái mình rằng: "Đất nước mình còn nghèo lắm". Nhưng thực tế, Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế xếp vị trí thứ 3, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, dù trong lịch sử Nhật đúng là một quốc đảo nghèo nàn. Có thể nói, người Nhật giàu có nhưng họ không bào giờ khoe khoang hay tỏ vẻ kiêu ngạo trước mắt người khác.

    Tranh Bông Lúa mạ vàng do Golden Gift Việt Nam chế tác rất thích hợp tặng cho người Nhật vì ý nghĩa đặc biệt

    Bắt gặp hình ảnh bông lúa cúi đầu giúp nhiều người trên thế giới liên tưởng ngay đến phong tục cúi đầu chào hỏi của Nhật Bản . Khi người Nhật cúi đầu chào tức là họ thể hiện sự tôn trọng của họ với bạn. Họ cúi đầu càng thấp chứng tỏ bạn càng được tôn trọng hơn. Điều này cũng tương tự như bông lúa chín, khi bông lúa chín thì nó cúi đầu thể hiện sự trưởng thành của một con người. Lúa càng trĩu xuống thì chắc chắn mùa lúa ấy người nông dân sẽ rất được mùa với những thúng thóc chắc mẩm hạt. 

    Người Nhật quan niệm là người trưởng thành thì phải biết cúi đầu, phải biết tôn trọng người khác trước khi muốn người khác tôn trọng mình. Chính vì lẽ ấy, , bông lúa cúi đầu cũng thể hiện rõ ràng nhất về hình ảnh của người Nhật khiêm tốn cúi đầu thể hiện sự kính trọng với những người khác.

    Ý nghĩa hình ảnh người Nhật Bản cúi đầu

    Qua câu thành ngữ này, người Nhật muốn nhắn nhủ với những thế hệ sau về việc cần phải thể hiện sự đúng mực và biết tôn trọng người khác. Tuổi trẻ có thể bồng bột, thiếu hiểu biết nhưng người Nhật vô cùng khắt khe khi đối xử với người đến tuổi trưởng thành, ai cũng cần phải biết “cúi đầu” như bông lúa. Đây không chỉ là lời nhắn nhủ mà còn là giá trị cốt lõi trong văn hóa của người Nhật Bản. 

    Cùng với giá trị này, người Nhật cho rằng chỉ những bông lúa lép, hư và sâu mới không biết cúi đầu. Một là chúng vẫn trơ hạt hiên ngang, hai là rơi rụng xuống bùn đất. Và những bông lúa không có giá trị thì chắc chắn sẽ bị loại bỏ khỏi xã hội. Chính vì vậy, hình ảnh cúi đầu còn là biểu tượng cho sự trưởng thành chín chắn, những người càng tài năng thì sự cúi đầu nghiêng mình của họ càng đáng quý.

    Vốn xuất phát từ ngành nông nghiệp lúa nước như Việt Nam, người dân Nhật Bản vẫn luôn trân trọng và ghi nhớ lịch sử ban đầu của mình. Với sự tri ân, uống nước nhớ nguồn, thì bức tranh bông lúa chín mạ vàng được chế tác hoàn toàn thủ công bởi các nghệ nhân giàu kinh nghiệm của Golden Gift Việt Nam đã và đang trở thành món quà mang ý nghĩa sâu sắc đối với người Nhật. 

    Tranh bông lúa mạ vàng được tết tỉ mỉ từ hàng trăm sợi kim loại quý phủ vàng thật

    Mang trong mình ý nghĩa sâu sắc cùng với vẻ đẹp sang trọng đến từ sắc vàng 24K lấp lánh, bức tranh là món quà phù hợp để bạn lựa chọn làm quà tặng đối tác hay sếp người Nhật trong dịp đặc biệt như gặp gỡ hay ngày chia tay hết nhiệm kỳ để trở về nước.

    Các chủ đề liên quan đến câu thành ngữ lúa chín là lúa cúi đầu

    Bông lúa chín cúi đầu

    Văn hoá cúi đầu của người Nhật

    Giải thích câu lúa chín là lúa cúi đầu

    Nguồn gốc của câu chuyện bông lúa cúi đầu

    Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại

    Lúa chín cúi đầu, sông sâu tĩnh lặng

     

    Thế Hùng/ Golden Gift Việt Nam