Vì sao năm Mão của Việt Nam là loài mèo, còn Trung Quốc lại là loài Thỏ?
Tại Việt Nam, mọi người đều biết rằng năm Mão chính là tượng trưng cho loài mèo. Thế nhưng, tại Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản, năm Mão lại đại diện cho loài thỏ.
MỤC LỤC [Hiện]
Vì sao có sự khác nhau trong linh vật tượng trưng cho năm Mão ở các quốc gia sử dụng hệ Can Chi 12 con giáp?
Đã có rất nhiều cách lý giải được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đưa ra để giải thích cho việc vì sao Việt Nam là quốc gia duy nhất sử dụng dùng loài mèo để chỉ năm Mão. Tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa rõ ràng và đang được nghiên cứu thêm.
Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa
Một trong những lý do được đưa ra có thể là bắt nguồn từ lỗi dịch thuật phức tạp trong cách tính 12 con giáp.
Trung Quốc và Việt Nam đều sử dụng lịch 12 con giáp. Trong đó, có 11 loài vật tượng trưng của hai nước đều giống nhau gồm: chuột (Tý), trâu (Sửu), hổ (Dần), rồng (Thìn), rắn (Tỵ), ngựa (Ngọ), dê (Mùi), khỉ (Thân), gà (Dậu), chó (Tuất) và cuối cùng là heo (Hợi).
Trong Thập nhị chi của Trung Quốc, thỏ là chi thứ tư. Loài mèo tuy không phải loài vật nằm trong Thập nhị chi nhưng lại được ghi âm chữ Hán giống với con thỏ: máo (âm Hán-Việt là miêu). Trong tiếng Trung Quốc, hai từ này khác nhau về dấu song về âm thì thỏ (măo) và mèo (máo) đều là mao. Điều thú vị nữa là trong Việt Nam tự điển, thì chữ Mão – nghĩa là con thỏ – lại được dùng để chỉ mèo.
Sự khác biệt về ngôn ngữ được coi là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về loài vật của năm Mão
Xuất phát từ lý do đó mà ở Việt Nam, loài mèo dùng để chỉ năm Mão.
Sự khác biệt của tự nhiên
Theo quan điểm cá nhân PTS Sim Sang – Joon (Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Việt – Hàn): Trước hết, Việt Nam không có điều kiện môi trường để loài thỏ phát triển sinh sôi. Vì Việt Nam là văn hoá thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên.
Nếu thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt cho các loài động vật có thể thoả sức ăn thành từng bầy đàn, thì thảo mộc lại là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau. Lý do Việt Nam nhiều thảo mộc như vậy là bởi khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
Mặc dù đã tiếp thu Thập nhị chi của Trung Quốc, song có lẽ do yếu tố môi trường tự nhiên này nên người Việt đã không tiếp thu y nguyên mô hình ở Trung Quốc mà cải biên cho phù hợp với môi trường sống của mình. Ở Việt Nam, loài mèo còn là người bạn vô cùng gần gũi với mỗi gia đình cùng những câu chuyện về mèo vô cùng thú vị.
Theo quan niệm phong thủy
Bên cạnh những cách lý giải trên, các nhà phong thủy và người yêu động vật còn đưa ra quan niệm dựa trên yếu tố phong thủy, tâm linh.
Họ cho rằng, người Việt thay đổi biểu tượng con mèo thay cho thỏ bởi, thỏ là động vật thuộc bộ gặm nhấm, mà 12 con giáp đã có một loài gặm nhấm là chuột. Các loài vật trong 12 con giáp nên khác nhau.
Dân gian Việt Nam có câu: “Ghét nhau như chó với mèo”. Sự khác biệt, thậm chí là đối đầu nhau giữa các con vật trong 12 con giáp thể hiện sự cân bằng âm dương, sự dung hòa các mặt đối lập trong vũ trụ. Do đó, việc con mèo nằm trong 12 con giáp được coi là điều tốt, góp phần giúp cho các cung hoàng đạo trở nên phong phú hơn.
Sự khác biệt giữa những yếu tố kể trên một phần nào đó đã khiến cho năm Mão ở Việt Nam lại tượng trưng bởi loài mèo. Và cũng xuất phát từ mặt tâm linh, phong thủy mà mỗi dịp Tết hoặc sự kiện quan trọng của người tuổi Mão, quà tặng được tìm chọn nhiều nhất chính là tượng Mèo phong thủy mạ vàng.
Tượng Mèo phong thuỷ mạ vàng do Golden Gift Việt Nam chế tác
Tượng mèo phong thủy do Golden Gift Việt Nam chế tác được khoác lên mình lớp vàng sang trọng, đẳng cấp
Chủ đề liên quan vì sao năm Mão của Việt Nam là loài mèo, còn Trung Quốc là loài thỏ
Linh vật người tuổi Mão
Ý nghĩa loài mèo trong đời sống người Việt
Ý nghĩa loài mèo trong 12 con giáp
Hình tượng mèo trong văn hoá và đời sống người Việt
Quà tặng tượng mèo phong thuỷ mạ vàng
Thu Trang/Golden Gift Việt Nam