Cách cúng cô hồn hàng tháng & rằm tháng 7 đúng cách hiệu quả
Cúng cô hồn là tín ngưỡng tâm linh có từ xa cưa của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về cách cúng cô hồn hợp với tập tục, mang đúng ý nghĩa của nó. Bài viết dưới đây của Golden Gift việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách cúng cô hồn hàng tháng và rằm tháng 7 đúng nhất, hiệu quả nhất.
MỤC LỤC [Hiện]
Cúng cô hồn là gì?
Cúng cô hồn là một tập tục xa xưa của người Việt được lưu giữ cho đến ngày nay. Theo quan niệm dân gian thì con người luôn có 2 phần là phần xác và phần hồn. Trong đó, phần xác sau khi chết sẽ mất đi, còn phần hồn sẽ luôn tồn tại. Có những người được đầu thai chuyển kiếp nhưng cũng có những cô hồn vất vưởng, bơ vơ.
Chính vì vậy, lễ cúng cô hồn chính là nghi lễ dành cho những linh hồn chết oan, không nơi nương tự, chưa siêu thoát vẫn còn vất cưởng trên thế gian. Cúng cô hồn vừa thể hiện được giá trị nhân văn phổ độ chúng sinh vừa giúp cho gia chủ tránh được sự quấy nhiễu của các vong linh. => Xem thêm: Vật phẩm phong thuỷ tháng 7 âm lịch
Vì sao nên cúng cô hồn hàng tháng?
Cúng cô hồn có thể được thực hiện theo tháng hoặc diễn ta vào tháng 7 Âm lịch hàng năm. Việc cúng cioo hồn hàng tháng thường được những người làm ăn kinh doanh thực hiện. Vì sao nên cúng cô hồn hàng tháng?
Theo quan niệm của người Việt thì những cô hồn vất vưởng trên dương thế thường quấy nhiễu việc làm ăn của những người kinh doanh. Chính vì vậy, vào mỗi tháng, gia chủ sẽ cúng cô hồn với cháo, gạo, muối... để cô hồn không phá quấy, việc làm ăn kinh doanh được thuận lợi.
Bên cạnh đó, cúng cô hồn cũng được xem như một hành động nhân văn, bác ái, chia sẻ cho sự đau khổ của chúng sinh. Việc cúng cô hồn hàng tháng giúp gia chủ tích phúc, sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, cách cúng cô hồn đúng theo phong tục thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy, bạn có thể theo dõi thêm các phần dưới đây.
Những thứ cần chuẩn bị cho lễ cúng cô hồn
Lễ vật của mâm cúng cô hồn
Cách cũng cô hồn hàng tháng bắt đầu từ mâm lễ vật tươm tất. Ngày cúng thường được chọn vào ngày mùng 2 và 16, sau ngày mùng 1 và ngày rằm. Bạn cần chuẩn bị một số đồ như Giấy áo, giấy tiền vàng mã, Tiền mặt (tiền thật có mệnh giá nhỏ), bình hoa, trái cây, bỏng, kẹo, bánh, ngô, khoai, muối gạo, chè, cháo, đường thẻ, mía, nước, nhang, bát, đũa.
Đối với mâm cúng cô hồn rằm tháng 7
Đối với mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 thì ngoài những vật phẩm trên, bạn nên chuẩn bị tươm tất hơn. Cụ thể, bạn nên chuẩn bị thêm trầu cau, xôi chè, heo quay, rượu trắng.
Mâm cúng cô hồn thường có gạo, muối, giấy áo, tiền mã...
Cách cúng cô hồn hàng tháng và rằm tháng 7 cũng có sự khác biệt từ cách chuẩn bị lễ vật đến phong tục từng miền. Nhìn chung, bên cạnh việc tham khảo sách vở bạn có thể kết họp tìm hiểu thêm phong tục của địa phương để thực hiện tốt hơn.
Thời gian thích hợp nhất để cúng cô hồn?
Tùy thuộc vào việc bạn cúng cô hồn hàng tháng hay cúng cô hồn vào tháng 7 để chọn thời gian thích hợp. Nếu cúng cô hồn hàng tháng nên cúng vào ngày mùng 2 và 16, bạn có thể cúng sáng sớm hoặc cúng vào chiều tối. Tuyệt đối không cúng trong nhà.
Nếu cúng cô hồn vào tháng 7 Âm lịch thì bạn nên cúng vào ngày 14 hoặc 15. nếu không có điều kiện có thể cúng từ mùng 10 đến ngày 15. Thời gian cúng khoảng giờ Dậu, tức từ 17 đến 19 giờ là tốt nhất.
Cách cúng cô hồn này cũng xuất phát từ quan niệm cho rằng vào buổi ngày, ánh mặt trời chiếu sáng, dương khí mạnh, các cô hồn khó có thể hưởng thụ lễ vật. Bởi vậy, cúng vào sớm mai hoặc chiều tối, khi ánh sáng yếu hơn, cô hồn với có thể hưởng thụ, đúng với ý nghĩa bố thí, phổ độ chúng sinh.
Sau khi cúng, vật phẩm không nên ăn mà nên để cho gà, lợn.
Văn khấn cúng cô hồn
Để có buổi lễ cúng cô hồn diễn ra suôn sẻ thì sau khi chuẩn bị lễ vật bạn nên xem văn khấn cúng cô hồn. Việc chuẩn bị văn khấn có thể tham khảo trên mạng hoặc nhờ thầy phong thủy. Bạn lưu ý việc khấn phải rõ ràng, có đầy đủ tên tuổi, gia chủ ăn mặc chỉnh tề khi cúng.
Cúng xong, bạn cần đốt vàng mã, rải gạo muối ra 4 phương 8 hướng để cô hồn dễ hưởng thụ lễ vật, tránh quấy nhiễu hay lởn vởn ở nhà bạn. Dưới đây là bài văn khấn cúng cô hồn mà được nhiều người khấn, các bạn có thể tham khảo. => Xem chi tiết: Bài văn khấn cô hồn
Hướng dẫn cách cúng cô hồn hàng tháng, tháng 7 âm lịch và mùa vu lan
Trong tháng cô hồn, bên cạnh lễ cúng cô hồn còn có lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày rằm tháng 7. Golden Gift Việt Nam hướng dẫn cách cúng gia tiên cũng như cách cúng cô hồn đúng nhất, nhằm tăng thêm phước đức cho gia đình.
Cách cúng gia tiên
Theo tục lệ của người Việt, mỗi năm có 2 ngày rằm lớn là ngày rằm tháng Giêng và rằm tháng 7. Trong ngày rằm tháng 7, người Việt thương sửa soạn mâm cỗ để cúng gia tiên, thể hiện tinh thần đạo hiếu. Đồ cúng thường được chuẩn bị “Trên chay dưới mặn”. Tức là trên bày hoa quả, dưới làm cỗ mặn. Các món được chuẩn bị tùy theo điều kiện mỗi gia đình hoặc nấu các món ăn khi xưa ông bà thích.
Ngày rằm tháng 7 với tinh thần Vu lan thắng hội, mỗi người con cần thể hiện và bày tỏ bằng những hành động cụ thể đến tổ tiên, cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời
Nếu là trưởng tộc, bạn cúng xôi, thủ lợn, đuôi lợn và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Có thể thay lợn bàng gà. Nếu là con trưởng thì cúng 1 mâm cơm tùy tâm cùng 7 cái bát chồng lên nhau. Nếu không phải con trưởng thì cúng 1 mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 cái bát tượng trưng cho ngũ đại đồng đường.
Bạn lưu ý số bát xếp tượng trưng cho các đời trong dòng tộc chứ không phải xếp 6 cái bát để các cụ ngồi thành một mâm như nhiều người nhầm lẫn.
Cách cúng cô hồn tháng 7 âm lịch
Sau khi cúng gia tiên thì các gia đình việt thường sẽ cúng cô hồn, phóng sinh. Cách cúng cô hồn tháng 7 âm lịch cần chuẩn bị các lễ vật như Golden gift Việt Nam đã liệt kê ở trên. Chuẩn bị xong, gia chủ ăn vận gọn gàng, bày lễ ra ngoài nhà của mình (ngoài cổng) hoặc ngã ba, cổng làng (tuyệt đối không cúng trong nhà). Sau đó, chọn giờ Dậu, đọc văn khấn và làm lễ cúng cô hồn.
Sau khi cúng, bạn nên đốt vàng mã, rải muối gạo và đọc lễ tiến cô hồn để vong linh không quấy nhiễu gia đình. Trong những ngày này, các gia đình không nên đốt quá nhiều vàng mã, nhưng nên có. Nhiều thì 9 lễ tiền vàng, ít là 3 lễ, một bộ quần áo là được, để đổi lấy sự yên tâm, thanh thản trong tâm hồn.
Những lưu ý khi cúng cô hồn bạn nên tránh
Để lễ cúng cô hồn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, đúng như ý nghĩa của nó bạn cần lưu ý cách cúng cô hồn như sau:
Về lễ cúng cô hồn không nên đặt trong nhà mà phải đặt ngoài cổng, ngoài hành lang,. Các vật phẩm người cúng và gia đình không nên dùng và cũng không nên đem vào nhà. Khi mua lễ vật, tiền vàng phải từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
Sau khi cúng xong, nên hóa áo giấy vàng mã ngay tại chỗ và lấy đĩa muối gạo rải ra xa 8 hướng, rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc,mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây nhang. Chọn giờ cúng lúc chiều tối để cô hồn hưởng thụ lễ vật còn sau giờ trưa đến tối là giờ âm khí.
Bạn có thể cúng đồ chay hoặc đề mạn tùy điều kiện. Khi cúng không nên cầu xin gì chỉ thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn. Không nên đọc bài vấn khấn cúng cô hồn khi chưa diễn ra lễ cúng
Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc và quấy rối. Không được ăn vụng đồ cúng hoặc khiến các loại đồng vật làm hư hại các mâm đồ cúng trong thời gian làm lễ.
Trên đây là những thông tin về cách cúng cô hồn hàng tháng và rằm tháng 7 đúng nhất mà Golden gift Việt Nam đã tổng hợp lại. Hi vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích chuẩn bị cho lễ cúng cô hồn sắp tới.
Tân Việt/Golden Gift Việt Nam