Những sai lầm thường gặp khi cúng ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp
Cúng sau ngày 23 tháng Chạp, làm lễ cúng ở dưới bếp, cầu xin tài lộc, sung túc… là những sai lầm thường gặp khi cúng ông Công, ông Táo.
MỤC LỤC [Hiện]
Cúng sau ngày 23 tháng Chạp, làm lễ cúng ở dưới bếp, cầu xin tài lộc, sung túc… là những kiêng kỵ thường gặp khi cúng ông Công, ông Táo.
Lễ cúng ông Công, ông Táo nên được cử hành trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Tuỳ theo điều kiện thời gian mà có thể cúng ông vào trưa hoặc tối 22 tháng Chạp, cùng lắm là cúng ngày 23 tháng Chạp. ”Chúng ta vẫn có thể cúng sau 12h ngày 23 tháng Chạp, thậm chí, do điều kiện thời gian, hoàn cảnh có thể cúng vào chiều, tối cũng không sao”.
Cúng lễ ông Công, ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp
Ý nghĩa phong tục cúng ông công ông táo
Việc thờ thần bếp ở mỗi gia đình là tín ngưỡng có từ xa xưa, ý mong muốn một cuộc sống luôn đầm ấm, hạnh phúc, mọi người luôn thương yêu, quý trọng nhau.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là “Tết ông Công”, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.
Đây cũng được coi là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm. Đồng thời, đây cũng là lúc để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên mâm cơm cuối năm.
► Xem thêm: Nguồn gốc cúng ông công ông táo
Những sai lầm thường gặp khi cúng ông Công, ông Táo
Nhưng ở đây, muốn khuyên mọi người nên chọn thời điểm tốt nhất để cúng lễ này. Theo quan niệm dân gian từ 11h – 13h là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời nên thời điểm đẹp nhất vẫn là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp”, chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên nói.
Chuẩn bị đồ cúng
Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn. Tuy nhiên, thông thường, lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.
Đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp
Nhiều người quan niệm, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà nên được cúng trên ban thờ chính trên nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên ông Táo phải được cúng dưới bếp.
Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Văn Dương cho rằng, việc đưa ra ý kiến hướng dẫn cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc.
“Tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình. Không có ai đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo cả. Nói cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng như vậy là không hiểu văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm dân gian từ nhiều đời nay của dân tộc Việt Nam”, ông Dương nói.
“Phải khẳng định thêm rằng, bếp không phải là chỗ để thờ cúng, bởi nơi đó là nơi đun nấu có nhiều uế tạp còn chỗ thờ cúng phải là nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
Mọi người nên giữ đúng truyền thống và nét đẹp trong cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp của cha ông ta đã truyền lại từ nhiều đời”, ông Dương nhấn mạnh.Có rất nhiều người cúng ông Công, ông Táo không quên xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc, sung túc.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.
Thời gian cúng ông Công ông Táo
Không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau 12h trưa ngày 23. Bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ 23 tháng Chạp các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công ông Táo.
Khi cúng ông Công ông Táo, chỉ cần thấy hương cháy đến 2/3 là các gia đình có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh, tiễn ông Táo về trời.
Có một điều cần phải nhớ trong ngày 23 tháng chạp đó là không cúng lễ ông Công, ông Táo sau 12h trưa ngày 23 bởi vì sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời.
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Ném cá chép từ trên cao xuống
Cá chép tượng trưng cho thần linh nên các gia đình chỉ thả cá từ từ xuống nước để cá có thể sống được. Tuyệt đối không được đứng từ trên cao như trên cầu, đường ném cá chép xuống sông bởi rất có thể cá sẽ chết.Đặc biệt, về cỗ cúng ông Táo, gia đình bạn có thể lễ chay hay mặn đều được. Lễ chay thì gồm có giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Nếu gia chủ muốn cúng lễ mặn thì có thể cúng giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên có một số loại thịt người ta kiêng không đem cúng. Chẳng hạn như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó.
Khấn xin tài lộc, sung túc
Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
Quà tặng cho năm mới tốt lành
Lễ cúng ông công ông Táo cũng là lúc chuẩn bị cho một năm mới an vui. Đầu năm mới, nét văn hoá của người Việt cũng gắn liền với những món quà tặng ý nghĩa đầu xuân. Đây cũng giống như những lời chúc tốt lành đến bố mẹ, ông bà, bạn bè, đồng nghiệp.
Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn có thể tìm cho mình những món quà Tết 2025 thật độc đáo. Trong đó, quà tặng mạ vàng là một gợi ý tốt, được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Màu vàng được phủ bên ngoài cũng tượng trưng cho phú quý, tài lộc, rất thích hợp để tặng trong dịp năm mới.
Tranh đôi cá vờn trang mạ vàng là quà tặng Tết độc đáo mang ý nghĩa phúc lộc dồi dào, cuộc sống an vui.
Bên cạnh đó, quà tặng Tết mạ vàng còn có mẫu mã rất đa dạng và phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Nếu người thân, bố mẹ, ông bà, bạn có thể tặng tranh phúc lộc thọ mạ vàng, tranh chữ Cha, Mẹ mạ vàng, tranh đôi cá, tranh đôi đũa mạ vàng. Nếu là bạn bè đồng nghiệp, sếp, đối tác thì có thể chọn thuyền buồm phong thuỷ mạ vàng, cành hoa sen mạ vàng, tượng 12 con giáp phong thuỷ mạ vàng, đặc biệt là tượng Chuột mạ vàng, linh vật đại diện cho năm Ất Tỵ 2025.
Với những thông tin của bài viết về những lưu ý khi cúng ông công ông táo trên đây, hi vọng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích cho mình.
Tân Việt/ Golden Gift Việt Nam.