Giỏ hàng

Ý nghĩa hình tượng Rồng trong phong thủy và kiến trúc

Rồng là hình ảnh gần gũi, thân quen, gắn liền với đời sống tâm linh, văn hóa của người Việt. Mỗi đứa trẻ sinh ra, đều nghe về sự tích con Rồng cháu Tiên, tự hào dòng máu Việt Nam. 

MỤC LỤC [Hiện]

    Sử dụng linh vật rồng phong thủy đặt trong nhà hoặc trên bàn làm việc sẽ mang đến những điều tốt lành cho cả gia đình. Người làm công, người kinh doanh được nhiều thành tựu. Tất cả đều bắt nguồn từ ý nghĩa của rồng trong phong thủy.

    Ý nghĩa hình tượng Rồng trong phong thủy

    Trong bài viết này, hãy cùng Golden Gift Việt Nam tìm hiểu thật kỹ về ý nghĩa của tượng Rồng trong phong thuỷ.

    Rồng phong thủy – dấu ấn quyền lực từ cổ tích đến hiện đại

    Trong tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng; rồng là con vật đứng đầu tiên. Chính vì vậy mà rồng tượng trưng cho sự quyền lực, quyền lãnh đạo tối cao.

    Truyền thuyết xưa kể lại, rồng là con của trời, có thể gây mưa, mang đến mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, khí trời mát mẻ. Rồng có khả năng điều hòa nguyên khí của đất trời, ban phát sự tốt lành cho trần gian. Loài vật này là biểu tượng của sức mạnh vô biên, giúp cho doanh nhân làm ăn phát đạt nên nó có ý nghĩa tối cao trong phong thủy.

    Thời phong kiến, rồng là biểu tượng quyền lực của người đứng đầu một đất nước. Vua còn được gọi là thiên tử, ý chỉ con trời. Vì vậy, trên trang phục (long bào), ấn tín (ngọc tỷ), các đồ dùng của nhà vua đều khắc họa hình nét rồng bay. Kiến trúc cung điện, lăng tẩm của vua chúa thời xưa cũng đặc biệt yêu thích hình tượng rồng. 

    Hiện nay, ấn tín của vua chúa chỉ còn xuất hiện ở một số bảo tàng có quy mô lớn. Các nghệ nhân Golden Gift Việt Nam đã tái hiện lại hình ảnh ấn tín cùng quyền lực tối thượng trong quà tặng Long ấn mạ vàng

    Ngày nay, hình tượng rồng được khắc họa nhiều trong kiến trúc đình, chùa, miếu mạo,… Rồng được dân gian đưa vào nơi thờ tự, thường xuất hiện trong tư thế nằm chầu. Nghĩa là sẵn sàng bảo vệ, che chở, phục vụ. Rồng uốn lượn trên mái đình. Rồng uốn cong theo cột xây chùa. Rồng nằm phục chầu bên tượng Phật. Đầu rồng nâng bước chân Phật Bà Quan Âm giữa sóng gió biển khơi…

    Tác dụng của rồng trong phong thủy

    Rồng biểu trưng cho sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng, là sức mạnh của sự sống. Hình ảnh của rồng là hình ảnh vị thần phun nước làm mưa để dân cày ruộng, mang lại lúa gạo nuôi sống con người.

    Rồng là con vật có mình dài, thân có nhiều vảy, trên đầu có sừng như sừng hươu, chân có móng vuốt, có thể tự do bay lượn trên trời cũng như dưới nước. Ngoài khả năng thu hút tài lộc, tượng Rồng phong thủy mạ vàng còn có khả năng diệt trừ cái xấu, hóa giải tà khí.

    Tượng Rồng phong thủy khắc họa hình tượng rồng cùng viên châu thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, sự uyên bác và tinh thần cao thượng của dân tộc Việt

    Từ xưa đến nay, rồng là linh vật thần thoại, tượng trưng cho thiên mệnh cao cả và tối thượng như Vua. Trong phong thủy, “long khí” là sinh lực của vũ trụ. Nó ẩn hiện trong lòng đất vận chuyển thành “long mạch” mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm. Vì vậy, trưng tượng rồng trong nhà hoặc Đầu rồng phong thủy sẽ hấp thu nguồn sinh lực của vũ trụ, gặp hung hóa cát.

    Hình tượng con rồng trong điêu khắc, kiến trúc việt nam

    Hình tượng Rồng được sáng tạo, thể hiện phong phú, chiếm vị trí quan trọng trong các hợp thể kiến trúc (hoàng cung hay chùa, miếu, đền, đình). Các vương triều đều lấy hình tượng Rồng hoàn hỉnh là biểu tượng quyền uy của vương triều. Rồng không hoàn chỉnh vẫn được trang trí, cầu cúng nằm ngoài phạm vi vương triều. 

    Hình ảnh, hoạ tiết Rồng thời nhà Trần, Lý, nhà Lê

    Từ thời Lý, thời Trần, phong cách Rồng nhất quán hoặc tập trung rõ đặc trưng (ở đầu và khúc uốn). 

    Từ thời Nhà Lê sơ, Mạc đến thời Nguyễn hình tượng Rồng phát triển rực rỡ với nhiều tư thế đa dạng là biểu tượng dân tộc. Nét tiêu biểu tập trung ở các di tích trung tâm. Những văn bia phát triển, ta biết được xuất xứ nội dung, niên đại là những giá trị để ta xác định thời đại các chạm khắc hình Rồng. Các hình tượng Rồng thời sau một mặt kế thừa thời trước, mặt khác muốn tìm ra những cái riêng về phong cách của vương triều mình. Những nét đặc trưng tiêu biểu của hình tượng Rồng ở các thời được nhận diện với sự so sánh, đối chiếu để xác định phong cách nghệ thuật. Hình Rồng mỗi vương triều đều có đặc điểm và phong cách trong sự phát triển của nghệ thuật tạo hình truyền thống. Nó không chỉ ở sử dụng mà còn là dấu ấn quan niệm thẩm mỹsắc thái dân gian mang đặc thù dân tộc.

    Mô-típ của Rồng Việt Nam

    Nhìn chung, Rồng Việt Nam luôn có những mô-típ rõ ràng đặc trưng:

    • Rồng là con vật có sự kết hợp của nhiều loài vật khác nhau, cách giải thích phổ biến là 9 loài: đầu hổ, sừng hươu, mắt thỏ, tai bò, cổ rắn, bụng ếch, vây cá chép, móng chim ưng, bàn chân của hổ.
    • Thân rồng uốn hình rắn, hay gần như hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.
    • Miệng rồng luôn ngậm viên châu, trong khi ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước. Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng. Đầu vuông, mõm rồng ngắn, mũi to nét mặt thông thái vui vẻ, đạo mạo không hề mang tính dọa nạt kiên cưỡng như rồng Trung Hoa hay Nhật Bản mõm dài, mũi nhỏ nhe nanh đầy dọa nạt.

    Những điều ấy được đặt lên trên tất cả các giá trị khác kể cả sức mạnh và sự thống trị thường thấy của một con rồng phương Đông. Toàn thân rồng toát lên uyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minh nhất của phương Đông cổ đại.

    Hình tượng Rồng với quà tặng mạ vàng

    Với giá trị nghệ thuật, điêu khắc lâu đời của Việt Nam và quan niệm về Rồng trong phong thuỷ mà Golden Gift Việt Nam ra mắt bộ sự tập tượng Rồng mạ vàng. 

    {{https://goldengift.vn/products/tuong-rong-von-may-ma-vang,https://goldengift.vn/products/dau-rong-thang-long-ma-vang,https://goldengift.vn/products/tuong-rong-phong-thuy-ma-vang}}

    Tượng Rồng phong thuỷ

    Rồng vừa tượng trưng cho quyền uy, vừa tượng trưng cho phú quý cát tường. Vì vậy việc bài trí Tượng Rồng phong thủy trong văn phòng có thể sinh vượng khí và chế ngự sát khí. Rồng thích hợp đặt nơi hướng về sông hoặc biển, nếu nhà quay về hướng biển hay sông hồ đặt rồng đều tốt. 

    Có thể tăng thêm vượng khí bằng cách dùng một đôi rồng đá màu đen hoặc nâu, đặt trên bệ cửa sổ hay ban công, gáy hướng về phía biển hay sông, như thể một đôi rồng vừa bay lên khỏi mặt biển, về cách bố trí này trong thuật phong thủy có thể mang lại sự thịnh vượng.

    Ấn Rồng phong thuỷ

    Ấn là một vật tượng trưng cho quyền lực, trọng trách ca cả, thời xưa mỗi khi một ai đó được phong công hầu khanh tướng hay đến nhận nhiệm vụ đặc biệt nào đó thì đều được nhà vua ban cho Ấn tín để thay vua làm việc và thực thi vương pháp. Rồng là loài vật đứng đầu trong tứ linh mang trong mình sức mạnh và quyền uy vô thượng, Rồng còn là hình ảnh biểu trưng cho quyền lực hoàng gia, chính bởi vậy Ấn Rồng là bảo vật tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực, người nắm Ấn Rồng chính là người mang trong mình trọng trách cao cả với sơn hà xã tắc.

    Ấn Rồng mạ vàng là món quà tặng cao cấp mang ý đặc biệt, tượng trưng cho quyền lực tối thượng, được chế tác bởi thương hiệu Golden Gift Việt Nam.

    Tượng Rồng thời Lý Trần

    Từ xa xưa, Rồng được xem là loài vật thiêng liêng đứng đầu trong tứ linh, là biểu trưng cho quyền uy, sức mạnh. Hình ảnh Rồng luôn gắn liền với hoàng đế, đại diện cho sức mạnh vương quyền.

    Golden Gift Việt Nam có nhiều kích thước tượng Rồng thời nhà Lý Trần

    Rồng còn gắn bó với truyền thuyết vua Lý Công Uẩn dời đô về thành Thăng Long, Thăng Long là mảnh đất ”Rồng Bay”. Nhà Lý đã duy trì gìn giữ những biểu tượng của Rồng truyền thống, và đưa lại ý nghĩa mới của hoàng gia. Hình tượng Rồng thời Lý trở thành biểu tượng cao quý – quyền uy của Vương quyền và linh thiêng của Thần quyền (với đạo Phật là Quốc giáo).

    Chủ đề liên quan ý nghĩa hình tượng Rồng trong phong thủy và kiến trúc

    Hình tượng rồng trong phong thuỷ

    Ý nghĩa loài rồng trong đời sống văn hoá

    Tượng rồng phong thuỷ có tác dụng gì?

    Hình ảnh con rồng thời Trần

    Hoạ tiết rồng thời Lý

    Tượng rồng phong thuỷ hợp với tuổi nào?

    Tượng rồng phong thuỷ mạ vàng

    Thu Trang/Golden Gift Việt Nam